Diễn đàn cơ khí động lực - Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn cơ khí động lực trường Đại học kỹ thuật công nghiệp

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn cơ khí động lực - Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn cơ khí động lực trường Đại học kỹ thuật công nghiệp

Diễn đàn cơ khí động lực - Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn cơ khí động lực - Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp

COKHIDONGLUCTNUT.TK

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Statistics

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1970 in 353 subjects

Diễn Đàn hiện có 379 thành viên

Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: leminhdat

RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 

    Bất ngờ cuộc trò chuyện với 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 152
    Reputation : 17
    Join date : 17/12/2010
    Đến từ : Đất tổ vua hùng

    Bất ngờ cuộc trò chuyện với 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel Empty Bất ngờ cuộc trò chuyện với 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel

    Bài gửi by Admin Thu May 12, 2011 7:29 am

    Bất ngờ cuộc trò chuyện với 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel

    (Dân trí) - Được nghe 6 nhà khoa học đoạt giải
    Nobel chia sẻ một lúc là một cơ hội rất hiếm có và là một trải nghiệm
    không thể nào quên. PV Dân trí tường thuật từ Los Angeles, Mỹ.


    Bất ngờ cuộc trò chuyện với 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel Intel221152011
    Hình
    ảnh cuộc trò chuyện giữa 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel với 1.500 thí
    sinh ISEF đến từ khắp thế giới và hàng trăm khách mời. (Ảnh: Intel)



    6 trong số những bộ óc
    vĩ đại nhất hành tinh đương đại cùng ngồi lại với nhau. Đó là sự kiện
    đặc biệt trong ngày thứ hai, 10/5, của Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc
    tế (ISEF 2011). Ý tưởng này khiến người “bình thường” như tôi vừa phấn
    khích nhưng cũng vừa hơi… hoảng, vì tưởng tượng ra cuộc trò chuyện sẽ
    cao siêu, khó hiểu và có thể khô cứng.



    Thực tế diễn ra khác
    hẳn. 6 nhà khoa học nói chuyện rất giản dị, đầy sự hài hước, đề cập một
    cách khéo léo và truyền cảm tới nhiều khía cạnh của cuộc sống. Khán
    phòng rộng lớn với khoảng 2.000 người, gồm hơn 1.500 thí sinh ISEF đến
    từ khắp thế giới và hàng trăm khách mời, đã bị các diễn giả chinh phục
    hoàn toàn.



    Họ gồm J. Michael
    Bishop (Y/Sinh học 1989); Martin Chalfie (Hóa học 2008); Dudley
    Herschbach (Hóa học 1986); H. Robert Horvitz (Y/Sinh học 2002); Douglas
    Osheroff (Vật lý học 1996); và Ngài Richard Roberts (Y/Sinh học) 1993.



    Những người trực tiếp
    “chất vấn” họ là các học sinh trung học đến từ hơn 60 quốc gia và vùng
    lãnh thổ. Những bạn muốn đặt câu hỏi đứng thành một hàng rất dài trước
    sân khấu để chờ tới lượt. Nhìn sự háo hức của hàng người đó, và nghe
    những câu hỏi sắc sảo, đầy tự tin mà các cô, cậu mới 15-17 tuổi, một số
    còn nhỏ tuổi hơn nữa, đặt cho các nhà khoa học “lão tướng”, có thể thấy
    một tương lai sáng lạn đang mở ra cho nền khoa học thế giới.



    Bỏ học đi chơi bi-a



    Mở đầu cuộc trò chuyện,
    các nhà khoa học chia sẻ tầm quan trọng của lòng say mê đối với sự
    nghiệp nghiên cứu, cũng như vai trò của các thầy cô giáo trong việc
    truyền cảm hứng, thôi thúc sự tò mò đến với khoa học cho học trò từ
    những năm học đầu đời.



    Những câu hỏi đầu tiên
    của các bạn học sinh đã “dẫn dắt” họ kể những câu chuyện giản dị nhưng
    đầy lý thú. Chẳng hạn, Ngài Roberts nhớ lại rằng thứ đầu tiên đưa ông
    đến với khoa học là sự thích thú với các loại pháo. Từ nhỏ ông đã thích
    nghịch pháo và mày mò với nhiều kiểu pháo khác nhau và say mê nhìn chúng
    nổ. Ông đùa rằng “Tôi có thể hiểu tại sao những tên khủng bố thích
    nghịch bom, những vụ nổ quả là rất thú vị”.



    Khi được hỏi sự đáng
    tiếc nhất trong đời là gì, Ngài Roberts kể tiếp rằng tới năm 17 tuổi ông
    bỗng chán học và thường xuyên bỏ học đi chơi bi-a. Do ông bỏ học quá
    nhiều nên bị nhà trường dọa đuổi học và lúc đó ông đã nghĩ tới việc theo
    đuổi sự nghiệp bi-a chuyên nghiệp, nhưng rồi ngài hiệu trưởng thuyết
    phục ông đi học trở lại và sau đó trở thành nhà khoa học xuất chúng. Tuy
    nhiên, ông dí dỏm nói “Tôi thấy tiếc vì ngài hiệu trưởng đã làm tôi lỡ
    mất một lựa chọn không tồi”.



    TS. Horvitz thì nhấn
    mạnh, muốn thành công trong khoa học, không bao giờ được sợ sự thay đổi,
    luôn nghe theo lời trái tim mách bảo và niềm đam mê của mình. Ông kể
    rằng mình đã nhận bằng Đại học ngành Kinh tế học và Toán học lý thuyết. Ở
    năm cuối, ông ghi danh học thêm một khóa 6 tuần Nhập môn Sinh học. Sau
    đó, ông tới gặp giáo sư của mình và nói: “Em định sẽ học tiếp lên cao
    học ngành sinh học, vì sau 6 tuần học với thầy em rất yêu thích môn này.
    Liệu em có bị muộn quá không?” Thầy trả lời: “Tôi học Đại học ngành Vật
    lý, tôi lấy bằng Tiến sĩ Vật lý, nhưng bây giờ tôi đang dạy cậu môn
    Sinh học, vậy là so với tôi thì cậu bắt đầu sớm đấy!”.

    Kết quả là Horvitz theo đuổi niềm say mê đích thực của mình và đoạt giải Nobel.

    Bất ngờ cuộc trò chuyện với 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel Intel21152011
    Một nhóm thí sinh quốc tế tham dự cuộc thi ISEF, đang diễn ra tại Mỹ




    “Trẻ sơ sinh thì dùng được vào việc gì?”



    Trả lời câu hỏi của một
    học sinh Singapore về tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản trong một xã
    hội ngày càng chú trọng tới nghiên cứu ứng dụng, nơi các nhà khoa học
    hầu như luôn phải trình bày rõ mục đích và tiềm năng ứng dụng mới mong
    nhận được tài trợ, các diễn giả đã có phần thảo luận sôi nổi.



    TS. Bishop nói: “Đúng
    là nhiều nhà tài trợ, nhà đầu tư hiện nay muốn có thành quả cụ thể từ
    nghiên cứu, nhưng điều chúng ta cần làm là chỉ ra được cho họ thành quả
    của nghiên cứu cơ bản, mặc dù khung thời gian của những nghiên cứu đó có
    thể khác biệt so với những nghiên cứu thực tiễn hơn”.



    TS. Horvitz nhấn mạnh
    tầm quan trọng của nghiên cứu cơ bản trong việc mở rộng kiến thức và
    thúc đẩy sự tiến bộ của toàn nhân loại, và cho rằng chính phủ các nước
    có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động này. TS. Osheroff
    thì kể một mẩu chuyện về Benjamin Franklin, nhà sáng chế và là một trong
    những người sáng lập nước Mỹ. Khi ông sang Pháp và chứng kiến những nhà
    sáng chế nước này công bố những quả khinh khí cầu đầu tiên, có người
    hỏi ông thứ này thì để dùng làm gì được? Ông bèn hỏi lại: “Thế một đứa
    trẻ sơ sinh thì có thể dùng vào việc gì?”



    Hai giờ đồng hồ trôi
    qua rất nhanh, nhưng những nội dung, kinh nghiệm mà các nhà khoa học
    chia sẻ là rất lớn và khó có thể chuyển tải hết trong phạm vi một bài
    viết. Các bạn học sinh ra về với sự phấn chấn mới và niềm say mê khoa
    học được thổi bùng thêm gấp bội. Họ sẽ chính thức bước vào cuộc tranh
    tài ngày hôm sau, nhưng quan trọng hơn là sự nghiệp nghiên cứu còn mở
    rộng trước mắt.


      Hôm nay: Mon May 20, 2024 4:10 pm